Trang Chủ

Saturday, December 11, 2010

Tận Nhân Lực, Tri Thiên Mệnh

 
Đêm buồn, buồn vì chuyện gì đó không biết, buồn nhưng không hiểu tại sao lại buồn. Cũng chẳng thể hát to bài “Cô bé hay cười” học được từ anh Trí - diễn giả chương trình Awake Your Power - để giải khuây… thôi thì nghĩ vu vơ về sự nghiệp, về cuộc đời.

Thiết nghĩ, sau khi ra trường, tất cả đều có dự định hết, nhưng bên cạnh đó, đời thì luôn quay ta như cái chong chóng, vì vậy ta phải suy nghĩ cẩn thận, đường hướng rõ ràng thì mới thực hiện được dự định, ước mơ của mình…
Như mình đây, và nhiều đứa bạn của mình nữa, sau ra trường tính đi thiết kế khoảng 3 năm để nếu được thì lấy chứng chỉ hành nghề bên Thiết kế. 3 năm này muốn được chứng chỉ phải làm cực khổ lắm, hình như vậy. Tháng 9 năm sau chắc mình sẽ cực hơn nhiều, vừa làm thiết kế vừa tiếp tục học Cao học về Quản lí Xây dựng. 2 năm tiếp nữa hoặc 3 năm tiếp nữa mình sẽ tốt nghiệp Thạc sĩ, đồng thời nếu tốt bên Thiết kế thì cũng sẽ có Chứng chỉ Thiết kế luôn, đường công danh thật rạng rỡ …

Vậy là ra tốt nghiệp Cao học 3 – 4 năm,  mình được 26 tuổi. Muốn thành nhà Quản lí có kinh nghiệm ư, phải đi làm thêm 2 – 3 năm nữa. Ngót ngét đã tuổi 30. Muốn thành công phải đầu tư thời gian dài miên man như vậy …

1. Nhưng ta cũng nên cân nhắc nhiều, đừng mơ tưởng quá trớn mà không nhận thấy những điều cản trở bước đường của ta: đầu tiên hết, mình tự hỏi tại sao mấy sư huynh năm trên số lượng theo học Cao học ít vậy, phải chăng sau ra trường vì thiết kế với bản tính ham học và vì họ học giỏi nên đầu tiên vào được công ty chuyên nghiệp, phúc lợi nhiều hơn và dần đi vào ổn định, nữa là suy nghĩ: "không biết sau này quản lí có được lương như vậy hay không, phúc lợi được vậy hay không”, thế là mấy anh kí hợp đồng dài hạn; một số người nghĩ làm thiết kế luôn và ý định là lâu năm làm chuyên gia thiết kế của công ty, không chuyển sang Quản lí nữa, sau này hối hận thì muộn rồi, cơ hội mất đi rất nhiều khi bỏ qua Cao học Quản lí của trường.
Một số ít thấy làm vậy không tốt nên chuyển qua thử thách chính mình, bò đi và "thử việc" khác với thử thách khác, và họ chuyển qua quản lí làm lại gần như từ đầu, nếu người ấy biết chuẩn bị thật trình tự thì có lẽ sẽ ổn hết.

2. Với mình, mình đi học Quản lí thì sau này dễ dàng Quản lí hơn, có lẽ vậy! Trước khi học đến ngày đó, sơ sài nghĩ thế này, nếu mình muốn mở công ty sau khoảng 30 tuổi ư? Mình phải làm nhanh và nhiều công việc, nhận thêm nhiều công việc và nhiệm vụ một chút, rồi phân công ra, rồi hổ trợ mấy bạn làm thêm. Thế là liên kết nhóm nhỏ. Hình thành một mối quan hệ làm ăn cho dù là quá đỗi sơ khai.
Tự thấy, mọi thứ đều phải từ từ, nhưng phải lên kế hoạch cho đúng. Khi nào thấy không ổn thì phải chuyển ngay tắp lự, nếu không sẽ mất rất nhiều thời gian. Giờ không biết tốt hay xấu, nhưng đi làm có thể sẽ thấy rõ hơn, thấy môi trường làm có vui không, làm nhiều việc cho công ty không? công việc phong phú hay không?

3. Thanh niên chúng ta, phải ráng học, để từ đó phát triển lên, mình làm 1 năm bằng người ta làm vài năm, không phải nói bằng tiền mà nói về khả năng làm độ khó của công việc. Nếu không biết dùng cái căn bản mà suy nghĩ cái cao xa, và quên đi cái căn bản thì không thể nào có gốc được.
3.1. Học thứ nhất, học ở trường, không thể đồng ý với chuyện học không áp dụng được, người nào nói học chỉ để học, làm ngoài đời khác nhiều lắm, và nói học không có ích gì thì thử hỏi về mặt chuyên môn, sau này họ làm được gì? Suy nghĩ cá nhân, học tốt cái căn bản đại học để sau này phát nhanh và vượt trội.

3.2. Học thứ hai, học kĩ năng. Nghĩ xem, khi vào làm ở một công ty, mình không thể leo lên cao so với người cũ được, một công ty hoạt động tốt rồi họ không muốn thay đổi đâu. Cứ vậy mà làm. mình không lên được, có lẽ vậy, từ đó ta phải chuyển sang một công ty với cấp cao hơn. Trong lúc chờ đợi, ta hãy tập tành chuẩn bị, chuẩn bị gì? Có ai thấy không, thấy mấy trang tuyển nhân sự không? lúc nào cũng có việc từ công nhân đến cấp cao chót vót, nhưng để ý xem, yêu cầu của họ là gì, hầu như 90% là giống nhau hết, vậy là ta biết vũ khí nào cần cho cuộc chơi, để luyện nó ngay từ bây giờ …
Cứ học, cứ làm, đến lúc cái gì đến sẽ đến …
Vậy thôi, không nôn nóng, lúc nào cũng có cơ hội, nó ngay trước mắt, nhưng ít ai biết mà chuẩn bị, ta hãy nhận ra điều đó trước, đi đầu và giành chiến thắng. Người khác muốn tìm vị trí quản lí, nhưng họ chỉ đọc tới cái mức lương thôi, họ không đọc tiếp cái yêu cầu rồi suy nghĩ về nó, ta hãy khác người, ta suy nghĩ về nó.

4. Muốn làm tư ư? Đầu tiên phải tiết kiệm để tính dài hạn. Đi làm, tiêu xài vừa đủ thôi, dư bao nhiêu để bấy nhiêu, để khi cơ hội đến có ít vốn nho nhỏ. Mua đất chẳng hạn, là để có ngày nó tăng, chứ tiền nó không có giá phải không nào.
Người có máu làm tư là người cứ nghĩ không ai làm công việc này tốt hơn mình, mình làm thì tốt hơn, thôi mình tự làm lấy vậy. Chúng ta có máu đó không, phải bơm vào, bơm vào từng ngày từng ngày … Làm gì ta cũng phải có máu.

Qua bao lời của các đại ca U30 U40, họ nói như vầy, muốn lập công ty thì đầu tiên làm ở công ty mà mình nhận những trách nhiệm như quản lí sản xuất, hay lãnh thầu rồi tự mình quyết định nhận hàng ( nhận thầu) cho công ty. Nếu mình làm giỏi và quyết nhanh, sếp sẽ cho mình trao đổi với khách hàng, và rồi … quen mãi, đến sau này người ta biết công ty A có ông Hoài, người ta nhớ ta hơn là nhớ công ty ta làm. Sau nữa đủ mối quan hệ, ta sẽ làm 1 cái xưởng nhỏ, nhận việc nhiều vào, công ty chạy không kịp thì share ra tìm nhà đầu tư chung, làm công việc mà, không ai ăn một mình mà cả, mỗi người một ít. Ví dụ nhồi cọc có thằng nhồi, san lấp thì có thằng san lấp rồi xây, rồi thép, …
Cứ chờ và nuôi ước mơ dù khó khăn hiện tại, dù kết quả là không đạt được ước mơ...ta vẫn phải làm vậy.
Sẽ đến lúc ngày cờ đến tay và ta phất thôi … Chuẩn bị mọi thứ để phất đúng lúc và phất thành công.

5. Cái gì mình không biết, nó ngoài tầm tay thì đó là rủi ro. nhưng ai đó biết thì đó là cơ hội, ta phải tìm cái luật mà học, ta chỉ cần nắm cái quy luật là vận hành.

Có ai đã từng nghe trực tuyến " Tay không gây dựng cơ đồ". Có ai giống ai đâu. ta đừng nghe cái họ rút ra làm gì vì cái rút ra đó là phù hợp với hoàn cành của họ. Hoàn cảnh của họ, ta nhìn họ đi, vượt qua khó khăn, lì lượm vươn lên với ước mơ. Vì vậy, với ước mơ của ta, ta sẽ tự tìm đường cho ta. Với chiến lược làm giàu đó, còn tùy hoàn cảnh mà dùng chiến thuật, cái chiến thuật này là của mình, không ai giúp cả, dĩ nhiên tùy hoàn cảnh sẽ thay đổi chiến thuật. Còn chiến lược thì chỉ có một.

Tất nhiên nghe, đọc rồi sẽ quên, nhưng ta nghe để thấy thôi, chứ đâu phải nghe để thuộc.
Ngẫm tiếp, có ai xem phim Ỷ Thiên Kiếm, có một đoạn ai cũng thấy buồn cười, nhưng tôi thấy đoạn đó rất đúng và hay, là đoạn Trương Tam Phong dạy Thái cưc kiếm pháp cho Trương Vô Kị. Sau đó lúc mà Trương Vô Kị quên hết lại đánh thắng. Vì sao? Vì không phải học thuộc và làm y như vậy, thấy ra và hiểu, từ đó làm cái khác thôi. Tùy ý mình mới theo ý mình.

Ngày xưa, học bài tại sao lại học thuộc, để rồi lỡ quên một chữ rồi bí luôn, để làm gì vậy. Mình nắm cái gốc thôi, nắm nhiều quá lại hóa ra cứng nhắc.

TẬN NHÂN LỰC, TRI SỐ MẠNG

0 comments:

Post a Comment

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang